Đăng bởi : Hue Hoa Thứ Hai, 6 tháng 7, 2015

HỘP SỐ TỰ ĐỘNG - NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

Hiện nay, việc sử dụng và lái xe số tự động đã không còn xa lạ với nhiều người, tuy nhiên, việc chuyển từ lái xe số sàn sang lái xe số tự động vẫn làm nhiều người bỡ ngỡ và có thể gây hậu quả đáng tiếc nếu có gì bất cẩn.

Hộp số tự động (AT: Automatic Transmission) là loại hộp số có tính tối ưu, giúp chúng ta giảm bớt được nhiều thao tác khi vận hành xe, chủ yếu tập trung vào quan sát, lái xe và xử lý tính huống.

so-tu-dong-altis
 































Hộp số tự động gồm có các loại như là: AT (Automatic Transmissin), Hộp số ly hợp kép (dual-clutch transmission - DCT) hay còn gọi là hộp số bán tự động cũng giải phóng cho người lái khỏi pê-đan côn li hợp khi chuyển số. Về cơ bản, có thể mô tả DCT như sự kết hợp giữa hai hộp số tay và số AT.
Hộp số vô cấp: Không giống như hộp số truyền thống, hộp số vô cấp (continuously variable transmission - CVT) không có các cặp bánh răng tạo tỷ số truyền. CVT thường hoạt động trên một hệ thống puli (ròng rọc) và dây đai truyền cho phép thay đổi vô cấp và liên tục, không tách biệt riêng rẽ các số.
Trong đó, hộp số AT được dùng phổ biến trong các dòng xe con hiện nay (Couple, Sedan, SUV, CUV, Crossover, Trucker...) và một số loại xe tải hạng nặng. Ngoài ra, một số xe trang bị hộp số ly hợp kép hoặc là một số xe sử dụng hộp số CVT, như là một số xe Hybryd hiện đại và một số dòng xe sang.
Bảng điều khiển hộp số tự động hoặc (và) trên cần số ôtô sử dụng hộp số tự động có các ký hiệu riêng biệt cho từng dòng hộp số, từng hãng sản xuất nhưng tựu trung lại gồm các ký hiệu bên dưới:
P : Park, số đỗ. Vị trí cần số khi xe đã dừng hẳn. Chỉ ở vị trí này xe mới khởi động hay rút được chìa khóa. Nếu cần số không ở vị trí này, mở cửa xe chuông sẽ cảnh báo khi bạn mở cửa.
R: Reverse, số lùi. Số này cũng chỉ hoạt động khi xe dừng hay chạy không tải để chuẩn bị lùi xe.
N: Neutral, số “mo”. Tại vị trí này động cơ vẫn chạy không tải, nên dùng trong trường hợp kéo, đẩy xe khi bảo dưỡng. Không dùng số N khi đỗ xe và khi chuyển N sang vị trí D và ngược lại thì không cần bấm nút khóa trên cần số.
D: Drive, số tiến, vị trí thường xuyên nhất khi vận hành xe, tùy theo tốc độ mà số tiến sẽ tự động lựa chọn số cao hay thấp sao cho phù hợp nhất.
M: Manual (+ -) vị trí phía bên phải số D, vận hành như số thường, cho phép xe chuyển sang số 1, 2, 3, 4, thường để tạo đà tăng tốc vượt xe khác hoặc khi xuống dốc, đổ đèo.
OD -Overdrive, số vượt tốc (tăng sức mạnh động cơ cần thiết) dùng như số D. O/D trên ôtô nghĩa là chế độ (hoặc chức năng) làm cho cái ôtô đó phải hoạt động ở mức độ khỏe hơn.
L: Low, số thấp, dùng cho các trường hợp tải nặng, lên dốc, xuống dốc Thường, nếu các bạn đặt cần số về vị trí số L thì nó sẽ là số 1 và là số khỏe nhất để leo đèo, khởi động ngang dốc cao, xe nặng và (hoặc) đổ đèo dài, dốc như nguyên tắc lên số nào xuống số đó vậy (phanh, ghìm bằng động cơ).
S: Sport, số thể thao.

Những điều nên biết khi lái một chiếc xe có số tự động:

so-tu-dong-camry



























1. Khi lần đầu bạn lên một chiếc xe sử dụng hộp số tự động, lưu ý rằng chỉ có 2 bàn đạp ga và phanh dùng cho chân phải, chân trái luôn được để dưới sàn. Một số người có thói quen đạp phanh bằng chân trái, đạp ga bằng chân phải là một thói quen dễ dẫn đến tai nạn khi chuyển sang lái trên nhưng xe có số cơ.
2. Các ký hiệu cần phải nhớ (như đã nói ở trên gồm P, N, D, 1, 2, L, S...).
3. Kiểm tra tay số đã để ở vị trí P chưa, chân phải ấn vào pedal phanh, rồi bật chìa khóa điện, quan sát nhanh bảng đồng hồ xem có bất thường không, bật công tắc khởi động máy. Bạn cần phải tập thói quen kiểm tra hiển thị số trên bảng đồng hồ trước khi lăn bánh.
4. Chuyển tay số về D, OD hoặc R (tùy theo bạn di chuyển ở đâu, lùi tiến thế nào, tải trọng ra sao), nhả phanh tay
Lưu ý: Để chuyển cần số được, có một số dòng xe chỉ cần đạp chân phanh, nhưng có một số xe lại phải bấm nút trên cần số hoặc bên cạnh cần số, có một số xe thì không cần.
5. Nhấc nhẹ chân lên khỏi pedal phanh, chiếc xe sẽ từ từ lăn bánh.
6. Nếu xe không chuyển động có thể do địa hình dốc hoặc không bằng phẳng, chuyển chân sang pedal ga , nhấn nhẹ để xe tăng tốc. Nếu bạn đã quen chạy xe số sàn thì thỉnh thoảng thói quen dùng chân trái để đạp côn vẫn làm bạn đôi chút lúng túng.
Hãy cố gắng giữ chân trái ở trên sàn xe trong suốt hành trình. Mọi thao tác phanh và ga chỉ để một mình chân phải đảm nhiệm.
7. Khi cần giảm tốc: Đạp nhẹ chân phanh bằng chân phải. Không cần thiết chuyển cần số ra khỏi vị trí D hay R khi dừng xe trong một vài phút.
8. Nhớ giữ chân phải trên pedal phanh mỗi khi dừng xe. Khi đỗ xe, chuyển số về P, nếu cần thiết, kéo thêm phanh tay khi nền đường dốc, lúc đó bạn mới tắt máy và rời chân phải khỏi pedal phanh. Lưu ý: Luôn đạp phanh khi chuyển cần số sang vị trí khác, đặc biệt khi chuyển từ vị trí "P" hoặc "N", để tránh nguy cơ mất kiểm soát.
9. Hãy phân biệt rõ khái niệm DỪNG và ĐỖ các bạn nhé. Vừa là để thao tác đúng những việc cần làm đối với ô tô, vừa là hiểu rõ biển cấm dừng-đỗ hoặc cấm dừng, hoặc cấm đỗ để tránh bị mất tiền phạt oan và gây mất trật tự an toàn giao thông.
Khi dừng xe hoặc chờ đèn đỏ lâu hoặc có việc phải dừng (nơi cho phép nhé) thì bạn nên chuyển về số N và kéo phanh tay hoặc là nhấp nhẹ phanh chân hoặc là không (tùy điều kiện cụ thể lúc đó của bạn).
Đừng nên chuyển về số P, nhất là khi dừng đèn đỏ hoặc dừng bên đường có mật độ tham gia giao thông đông, đường hẹp. Vì khi bạn chuyển về số P, nếu bị tông từ phía sau, hộp số của bạn có nguy cơ hư hỏng nặng đấy! Khi đỗ xe, chuyển số về P và nhớ kéo phanh tay, vì nấc P là nấc khóa số chứ không có chức năng thay phanh, nên xe bạn vẫn có thể bị trôi đấy.
10. Nếu bạn có vấn đề cần gọi cứu hộ, bạn phải biết được là xe bạn chuyển động 4 bánh chủ động toàn thời gian, hay bán thời gian, hay là chuyển động cầu trước, cầu sau...như thế nào để báo với cứu hộ, nếu xe bạn không được cứu hộ đúng cách, có thể cần phải nâng hẳn xe lên bệ chở về nhưng cứu hộ lại kéo lết 2 bánh sau đi, về đến Gara thì hỡi ôi, bạn lại khóc dở mếu dở đó.
11. . Tránh đặt chai lọ, hoặc các vật khác xuống sàn, tránh mang dép khi lái xe vì có thể móc vào bàn đạp ga hoặc phanh
12. Nếu đèn báo vị trí cần số nhấp nháy khi bạn đang lái xe, có thể có lỗi ở hộp số, hãy mang xe đến xưởng dịch vụ để được kiểm tra.

Một số lưu ý trên đây có thể còn hơi xa lạ và bỡ ngỡ khi mới thực hiện, vậy nên bạn hãy dành thời gian làm quen chiếc xe cho đến khi thật thuần thục, hiểu hết tính năng của chiếc xe thì hãy tự tin đi lại bằng nó nhé.
ST

Bình Luận

Subscribe to Posts | Subscribe to Comments

Bài viết HOT

Danh sách bài đăng

Pages

Được tạo bởi Blogger.

Để lại lời nhắn

Tên

Email *

Thông báo *

- Copyright © SK Audio | Đầu DVD xe hơi SK | Phim cách nhiệt -Metrominimalist- Powered by Blogger - Designed by Johanes Djogan -