Đăng bởi : Hue Hoa Thứ Sáu, 10 tháng 7, 2015

Cách vệ sinh lọc gió ô tô

Tự vệ sinh lọc gió động cơ
Lọc gió động cơ là chi tiết có ảnh hưởng trực tiếp tới công suất, khả năng hoạt động ổn định và mức tiêu hao nhiên liệu của động cơ
Lọc gió bẩn
Đây là nguyên nhân khiến các hạt bụi lấp đầy các lỗ thông khí của lọc làm giảm lưu lượng khí cần cung cấp cho động cơ, dẫn tới các hậu quả sau:
Công suất động cơ giảm. Điều này có thể giải thích đơn giản là khi lọc bẩn, gió vào động cơ giảm, lượng nhiên liệu có trong hòa khí (hỗn hợp gió và nhiên liệu) bị đốt ít hơn nên công suất sinh ra cũng nhỏ hơn.
Xe tốn xăng và nóng máy. Vì công suất động cơ giảm, việc tăng ga là cần thiết để duy trì tốc độ, tải ổn định của xe. Khi đó lượng nhiên liệu vào xy-lanh nhiều hơn dẫn tới xe tốn xăng hơn, phụ tải nhiệt tăng gây nóng máy.
Tạo muội than trong buồng đốt và đầu bugi. Đây là nguyên nhân dễ gây ra hiện tượng kích nổ cho động cơ. Đầu bugi bẩn làm tăng trở kháng, giảm năng lượng của tia lửa điện dẫn tới giảm hiệu suất đốt cháy hòa khí. Nhiều trường hợp do hòa khí quá đậm khiến đầu bugi bị ướt không thể đánh lửa dẫn tới bỏ máy, gây giật và rung xe.
Lọc gió kém chất lượng hoặc rách khiến bụi bẩn đi qua nhiều bám vào đầu cảm biến lưu lượng khí nạp làm giảm độ nhạy và gây ra sai số dẫn tới lượng nhiên liệu cung cấp không chính xác, động cơ hoạt động kém ổn định.
Tự vệ sinh lọc gió động cơ
Nhiều chủ xe chưa ý thức được hết tầm quan trọng của chi tiết này và chưa thực sự quan tâm đúng mức tới nó
Khi nào cần thay lọc gió?
Mỗi hãng sản xuất xe đều đưa ra con số ki-lô-mét khuyến cáo người sử dụng nên thay lọc gió cho từng dòng xe cụ thể của mình. Tuy nhiên, thời điểm cần thay lọc gió phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện hoạt động của xe, được đánh giá dựa trên cả thông tin của nhà sản xuất và tình trạng của lọc khi kiểm tra.
Trong điều kiện giao thông nhiều khói bụi, thời tiết nóng ẩm như nước ta thì nên thay thế sớm hơn thời điểm mà nhà sản xuất khuyến cáo. Đồng thời cần vệ sinh định kỳ (sau mỗi lần thay dầu máy) hoặc sau thời gian xe làm việc trong môi trường có mật độ bụi, ẩm cao.
Ngoài ra, việc thay thế là cần thiết khi lọc gió có các dấu hiệu như rách, nát, lớp vải lọc bị xẹp, độ bết lớn (lọc bị ẩm, bụi bẩn đóng thành mảng khó vệ sinh sạch được).
Vệ sinh lọc gió tại nhà
Mỗi lái xe đều có thể tự vệ sinh/thay thế lọc gió một cách rất đơn giản, an toàn, chủ động theo 4 bước mà chúng tôi gợi ý dưới đây:
Bước 1: Xác định vị trí lọc gió trong khoang máy (thường được đặt trong hộp có nắp bằng nhựa, hình chữ nhật hoặc hình tròn).
Bước 2: Tháo lọc. Thường có hai kiểu bắt nắp hộp lọc gió, một loại dùng đai ốc (sử dụng cờ-lê 10 hoặc 12 để tháo, và một loại dùng tai gài (thường có từ 3-4 tai). Sau khi tháo hết đai ốc/tai gài thì khéo léo nhấc nắp lọc lên rồi lấy tấm lọc ra ngoài.
Bước 3: Làm vệ sinh lọc. Sử dụng vòi khí nén (xịt nhờ ở bất cứ quán sửa xe máy nào sẽ khả thi và tiết kiệm hơn việc tự sắm một máy nén), xịt từ trong (mặt sạch hơn) ra ngoài (mặt bẩn hơn). Lưu ý, không giặt qua nước, không để dầu mỡ dính vào bề mặt hoặc vật sắc nhọn chọc thủng lớp vải lọc.
Bước 4: Dùng giẻ lau sạch bụi bẩn trong hộp lọc gió trước khi lắp lọc đã được vệ sinh/mới theo đúng chiều như lúc tháo và bắt lại nắp hộp lọc gió.
Lưu ý: Trên thị trường có rất nhiều loại lọc gió kém chất lượng, giá rẻ, tuổi thọ và khả năng lọc bụi ko cao nên khi mua lọc mới nên mua tại các trung tâm ủy quyền chính hãng, trung tâm uy tín hoặc quen biết.
Nguồn: autocar

Bình Luận

Subscribe to Posts | Subscribe to Comments

Bài viết HOT

Danh sách bài đăng

Pages

Được tạo bởi Blogger.

Để lại lời nhắn

Tên

Email *

Thông báo *

- Copyright © SK Audio | Đầu DVD xe hơi SK | Phim cách nhiệt -Metrominimalist- Powered by Blogger - Designed by Johanes Djogan -